- Thị trường Việt Nam hồi xưa bán cafe tẩm ướp, thậm chí hóa chất – dung dịch pha loãng ra thành cafe
- Các căn bệnh, nhất là ung thư, kết hợp với các mối nguy từ thực phẩm bẩn khác, khiến người ta lên án cafe bẩn, từ bỏ cafe bẩn. Vậy mà bây giờ vẫn có người sử dụng loại cafe tẩm ướp hương liệu cao cấp ? Hương liệu chính là hóa chất.
- Nhờ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thị trường bắt đầu rang cafe mộc, và cũng nhiều người sắm sửa máy rang cafe để cung cấp cafe cho quán khác. Rang cafe mộc là tốt, không tẩm ướp là tốt.
- Nhưng mua máy rang về là rang được cafe ? Thực chất, đó là biến hạt cafe thành màu nâu mà thôi
-
Hạt cafe bị sâu, mốc, sạn, nhưng họ cứ bỏ tất cả vào máy rang và biến chúng thành màu nâu, rồi bán giá rẻ
Đó là số đông thị trường Việt Nam hiện tại. Để chúng tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện khác.
- Ngày xưa ở Mỹ (USA) vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người ta uống cafe lon rất nhiều bởi vì ai cũng phải đi làm. Cafe lon ở khắp mọi nơi với giá 0.3-0.7 đôla.
- Ở một vùng nhỏ, có một quán cafe mọc ra, sưu tầm các loại cafe ngon về bán. Chắc do cũng gu lớn tuổi và công việc cũng nhàn nhã nên các ông này mới rảnh rỗi sưu tầm cafe như vậy. Quán này cũng tập trung rất nhiều người giống như vậy, những người không uống cafe lon mà uống Sumatra, Kenya… toàn gu lạ.
- Sau đó có một chàng trai trẻ bị choáng bởi cafe cao cấp, anh ta bỏ công việc đang trên đà thịnh vượng của mình, đi làm cho quán cafe này, chỉ bởi vì choáng với chất lượng cafe
- Vài năm sau đó, quán ngày càng mở rộng. Chàng trai trẻ thì được đi Ý. Một lần nữa lại choáng ngợp với phong cách cafe Ý. Anh ta quay trở về Mỹ và đề xuất mở một quán cafe theo phong cách Ý, với cái tên Ý, khó nhớ lắm. Tất nhiên, ý kiến phản đối trầy trật, và anh chàng phải đi gọi đầu tư. Nhưng, quán cũng được khai trương và chắc chắn, bán giá cao hơn so với cafe lon thông thường. 4-5 đô la so với 0.5 đô la.
- Việc kinh doanh phát triển thuận lợi. Anh chàng chỉ tập trung vào chất lượng cafe và mở rộng chi nhánh.
- Một ngày đẹp trời, thương hiệu cafe cũ mà anh ta từng làm việc do lý do nào đó cũng phải sang nhượng lại, khoảng 5-6 chi nhánh gì đó, có thể do các ông chủ tuổi đã cao. Và chàng trai trẻ quyết định mua lại. Cất cái tên kiểu Ý của mình đi luôn và đổi hoàn toàn lại thành tên quán cafe cũ.
- Ngày nay, chàng trai trẻ này không còn trẻ nữa. Và tính tới năm 2018 thì công ty cafe của anh ta đã có 28.218 chi nhánh trên toàn thế giới (theowikipedia). Với một cái tên rất nổi tiếng. Starbucks.
Hiện nay, khi ở đâu bạn cũng có thể uống tách cafe giá 4-5 đô la, Starbucks lại một lần nữa mở một dịch vụ cafe với giá 12 $ (đây là bài báo của tạp chí nổi tiếng Forbes).
Nhìn vào thực tế, chúng ta cũng đủ hiểu, người thành công luôn đi tìm kiếm loại cafe chất lượng cao hơn, ngon hơn. Giá mắc hơn, đương nhiên. Nhưng đó mới chính là con đường dẫn đến thành công. Bạn hãy thử suy ngẫm lại. Những quán cafe ở Việt Nam hay quảng cáo điều gì về cafe ? Cafe đậm, đặc ? Hay là cafe nguyên chất dùng hương liệu cao cấp của Đức được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ?
Chúng ta hãy thật lòng với nhau. Vì sao bạn chọn cafe giá rẻ. Lợi nhuận sẽ cao hơn, bạn sẽ có nhiều khách hàng hơn ?
Nếu bạn không muốn gặp tình cảnh phải sang quán cafe do nhà có việc, hãy trả lời thật lòng. Bạn chọn cafe giá rẻ – hay là cafe chất lượng cao.
Nguồn : starbucks.com
Nguồn: khoinghiepcaphe.com