Loại cà phê này hầu như chỉ có ở Indonesia, trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Từ Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra. Cái tên Kopi Luwak bắt nguồn từ từ kopi trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê. Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của một loài cầy cư trú ở đó.
Loài cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus) thuộc họ họ Cầy (Viverridae). Loài này phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê. Tuy nhiên, khi vào dạ dày chỉ có cùi cà phê được tiêu hoá, còn hạt cà phê lại theo chất thải ra ngoài.
Người ta tin rằng dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày mùi vị của cà phê sẽ có sự biến đổi: hình như xuất hiện một thứ hương vị đậm đà, nhưng hơi ẩm mốc; như diễn viên người Anh John Cleese đã miêu tả “nó vừa có vị bùi bùi của đất, lại ngai ngái như bị mốc, vừa dìu dịu, lại giống như nước sirô, đậm đà như mang theo âm hưởng của rừng già và của sôcôla.” Thực ra thì chỉ có phần thịt cà phê được lên men tiêu hoá.
Hạt cà phê còn có lớp vỏ cứng bảo vệ, cho nên nếu như có chịu tác dụng của enzym đi chăng nữa thì tác dụng đó cũng là rất nhỏ.
Đó là loại cà phê đặc biệt, những hạt cà phê tươi được bán với giá 110 USD, và cà phê rang là 175 USD cho 1/4 pound. Một tách cà phê loại này sẽ khiến bạn mất khoảng 50 USD. Vậy loại cà phê này bắt nguồn từ đâu? Từ phân của loài cầy hương. Nói một cách chính xác hơn, đó là một loài động vật có vú nhỏ ở Đông Nam Á, có họ hàng với loài cầy mangut và rất thích ăn các loại trái cây. Vậy điều gì đã khiến cho loại cà phê Chồn này trở nên đắt đỏ như vậy? Loài cầy hương này trèo lên các cây cà phê và chúng chỉ ăn những trái cà phê đỏ nhất, chín nhất.
Trên thực tế, loài động vật này là loài động vật ăn thịt (chúng ăn rất nhiều chuột) và do đó chúng không thể tiêu hoá hạt cà phê, và sau đó thì thải hạt cà phê ra cùng với phân của nó. Những người dân ở đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy hương này. Loài động vật này vốn được coi là loài có đặc tính chữa bệnh ở châu Á. Khi được sử dụng, loại hạt cà phê này có mùi đặc trưng và đem lại vị rất lạ so với các loại cà phê thông thường. Chính enzyme tiết ra từ dạ dày loài động vật này đã tạo ra vị đặc biệt của cà phê trong quá trình lên men. Những người ưa thích cà phê ở các quốc gia phát triển đang “điên rồ” vì loại cà phê đặc biệt này.
Tuy nhiên, loại cà phê này khá hiếm, người ta chỉ thu được khoảng 224 kg trong một năm, do đó, hầu như nó không thể chạm tới bờ biển của nước Anh xa xôi mà nó chỉ xuất hiện ở Mỹ và Nhật Bản. Loại cà phê này được phát hiện cách đây hàng trăm năm, khi những người châu Âu được nếm thử chúng ở đảo Java, Sumatra và Sulawesi của Indonesia.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hiện tượng tạo ra các loại hạt cà phê này. Rất nhiều loại chất tiêu hoá đã được thử nghiệm ở bên ngoài bề mặt hạt cà phê, và kết quả là hiện tượng biến đổi màu sắc của hạt cà phê đã xảy ra. Hạt cà phê chuyển sang màu vàng nhạt. Hiện tượng lên men bên trong đã tạo ra hương vị đặc trưng của hạt cà phê, nó được mô tả là “có mùi mốc, ngọt ngào như sirô, mịn, và giàu vị sôcôla, mật đường và một chút vị của thuốc lá”, có “vị khói, đắng nhưng rất dễ chịu”. Hạt cà phê trở nên cứng hơn, giòn hơn, ít protein hơn, điều này làm cho độ đắng của hạt cà phê giảm đi, tạo ra một hương vị mạnh hơn, bởi lẽ protein làm cho cà phê trở nên đắng hơn trong quá trình rang. Trong quá trình tiêu hoá, protein đã được lọc ra khỏi hạt cà phê.
Cho dù bạn không phải là một người sành cà phê, nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong hương vị của loại cà phê này. Vậy liệu loại cà phê đã có một “chuyến hành trình” qua dạ dày của cầy hương có đủ an toàn để cho bạn thưởng thức?
Thực chất, loại cà phê Chồn này trên thị trường khá sạch, chúng đã được xối qua dòng nước đang chảy sau khi được thu lượm về giúp loại bỏ mọi vi khuẩn. Một số người cho rằng danh tiếng của loại cà phê này là không có thật và nó bán chạy bởi người ta thấy tò mò về câu chuyện xung quanh nó mà thôi. Tuy nhiên, như các nhà kinh tế học vẫn thường nói, ở đâu có cầu thì ở đó ắt có cung. Một số người lo sợ rằng hoạt động mua bán loài cầy hương đặc biệt này sẽ phát triển, do giá cao, một số người đã săn bắt loài động vật này. Và một số quốc gia vốn không phải là nơi sinh sống tự nhiên của loài cầy hương, chẳng hạn như các quốc gia Đông Phi, đã có ý định tham gia vào thị trường này.
Ở những khu vực là nơi sinh sống của loài động vật này, cầy hương cũng đang trở nên hiếm hoi hơn do thịt của chúng được coi là một loại đặc sản