1. Kinh doanh cà phê Take away
Với sự hiện đại và nhộn nhịp của cuộc sống, hẳn bạn không còn lạ lẫm gì với hình ảnh một cốc cà phê mang đi. Đây chính là mô hình cà phê mang đi – take away. Dù mới du nhập vào Việt Nam như nó rất được ưa chuộng bởi sự tiện lợi, năng động.
- Đối tượng khách hàng: những người trẻ yêu thích sự hiện đại
- Thiết kế quán: trẻ trung, sáng tạo
- Menu đồ uống: đa dạng các loại
- Chi phí đầu tư: khoảng 50 triệu đồng cho chi phí ban đầu
- Không gian quán: khoảng tầm 20m2 trở lên
2. Cà phê vỉa hè
Nếu là người Việt Nam hẳn bạn không còn xa lạ gì với mô hình cà phê cóc. Đặc biệt tại Thành phố mang tên Bác, bạn có thể bắt gặp mô hình này ở bất kỳ con đường nào. Hình ảnh giản dị, bình dân đậm chất người Việt khiến du khách nước ngoài thích thú.
- Đối tượng khách hàng: đa dạng
- Menu đồ uống: cà phê phin, cà phê pha sẵn hoặc các loại đồ uống đóng chai
- Không gian quán: vỉa hè
- Chi phí đầu tư: khoảng 20 triệu đồng
- Thiết kế quán: không cần quá chú trọng
3. Kinh doanh cà phê sân vườn
Nếu bạn có sở thích với cây cỏ, chim cảnh và được đầu tư một khoảnh đất rộng nên thử sức với mô hình cà phê sân vườn. Loại hình cà phê này cũng đang được ưa chuộng tại Việt Nam.
- Đối tượng khách hàng: người trung niên, các gia đình
- Menu đồ nướng: trà, cà phê, đồ đóng chai, nước ép và một số món ăn mặn
- Không gian quán: diện tích rộng, thoáng đãng
- Chi phí đầu tư: 150 – 200 triệu động
- Thiết kế quán: hướng đến không gian thiên nhiên với cây cỏ, chim cảnh
4. Kinh doanh cà phê thương hiệu
Các thương hiệu cà phê nổi tiếng như Highland, Starbucks, The Coffee House được rất nhiều người biết đến. Bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh này bằng cách nhượng quyền thương hiệu để phát triển.
- Đối tượng khách hàng: người có thu nhập ổn định, gặp gỡ khách hàng vì công việc
- Menu đồ uống: đa dạng với đồ uống và đồ ăn mặn, ăn ngọt
- Không gian quán: rộng rãi, thoáng đãng, diện tích lớn
- Thiết kế quán: sang trọng, chuyên nghiệp
- Chi phí đầu tư: 700 – đến 800 triệu/ thương hiệu
5. Kinh doanh cà phê văn phòng
Địa điểm kinh doanh cà phê có nhiều công ty, văn phòng bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh cà phê văn phòng. Mô hình này vừa phù hợp với tình hình phát triển hiện tại và không bị lỗi thời.
- Đối tượng khách hàng: dân văn phòng
- Menu đồ uống: cà phê, đồ ăn trưa, combo
- Không gian quán: mát mẻ, thoáng đãng
- Thiết kế quán: đơn giản , hiện đại
6. Kinh doanh cà phê sân thượng
Với một vị trí tương đối đắt đỏ nhưng cà phê sân thượng rất được nhiều người ưa chuộng. Một ly nước thơm ngon cùng khung cảnh thành phố ngắm từ trên cao quả không là ý tưởng tồi đúng không nào?
- Đối tượng khách hàng: người có thu nhập cao
- Menu đồ uống: đa dạng và có kết hợp với đồ uống Tây
- Thiết kế quán: sang trọng, đẹp mắt
- Không gian quán: ở vị trí cao của các toàn nhà, ngoài trời với hướng nhìn toàn cảnh
- Chi phí đầu tư: 300 – 500 triệu
7. Mô hình quán cà phê bò sát
Uống cà phê với những chú chó, chú mèo nay đã quá quen thuộc với mọi người. Thậm chí có những quán cà phê chó, cà phê mèo dành cho những người nuôi pet. Vậy tại sao bạn không thử tạo sự khác biệt với cà phê bò sát. Đây là mô hình kinh doanh mới được giới trẻ rất yêu thích.
Đặc điểm của mô hình kinh doanh cà phê bò sát:
- Thiết kế đơn giản
- Đồ uống đa dạng
- Không gian mới lạ với những chú bò sát được thả bò khắp sàn nhà
8. Mô hình quán cafe Container
Phá cách theo một không gian mới với những thách thức chính là cà phê Container. Mô hình kinh doanh này bắt nguồn từ một bạn trẻ có đam mê với cà phê và trang trí theo một phong cách độc nhất vô nhị.
Đặc điểm của mô hình quán cà phê này là:
- Tạo được ấn tượng với khách hàng ngay lần đầu tiên nhìn thấy
- Thời gian thi công quán nhanh chóng
- Tiện ích khi sửa chữa, di chuyển địa điểm
- Sáng tạo không gian tùy thích không bị bó buộc vào một không gian tòa nhà
9. Quán cà phê sách
Cà phê sách sẽ thu hút được nhiều giới trẻ đến hơn và kích thích thói quen đọc sách của tất cả mọi người. Không ồn ào tiếng nhạc, tiếng người mà chỉ có hương thơm của cà phê cùng những trang sách sẽ tạo nên nhiều cảm hứng cho bạn.
Đặc điểm của mô hình cà phê sách:
- Không gian yên tĩnh, là nơi để những người yêu sách gặp gỡ và giao lưu
- Không gian lớn, chỗ ngồi cần tạo sự thoải mái
- Thiết kế đơn giản, gam màu ấm
10. Quán cà phê chiêm tinh
Đoán vận mệnh, tính cách qua những lá bài là xu hướng của giới trẻ hiện nay. Bạn có thể ứng dụng mô hình này để mở một quán cà phê phục vụ cho đối tượng khách hàng này. Đây không phải là mô hình kiểu bói toán mà dựa vào khoa học, chiêm tinh và tâm lý con người để phỏng đoán.
Đặc điểm của mô hình cà phê chiêm tinh:
- Không gian yêu tĩnh
- Biết nắm bắt tâm lý, lắng nghe và giải đáp tâm lý của khách hàng
Mỗi mô hình quán cà phê có một ưu điểm riêng. Nếu khởi nghiệp kinh doanh cà phê bạn sẽ chọn mô hình nào? Hãy tham khảo các mô hình trên đây của trang để chọn mô hình phù hợp với mục đích kinh doanh mà bạn hướng đến nhé! Bên cạnh mô hình kinh doanh cà phê, nếu đang có ý tưởng kinh doanh gì đó, bạn có thể tham khảo các mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận này.
nguồn: cafe blog